Những câu hỏi liên quan
29. Bùi Thị Cẩm Ly Lớp 8...
Xem chi tiết
Kayoko
Xem chi tiết

Thời nào cũng vậy, học và đào tạo người tài luôn là nỗi trăn trở của những người có tâm. Nguyễn Thiếp là một trong số những người rất giàu chữ tâm vì đất nước ấy. Khi ra giúp vua Quang Trung trị nước, ông đã dành nhiều tâm huyết lo cho sự học của muôn dân. Bài tấu "Bàn luận về phép học" của ông dâng vua đã bày tỏ những quan niệm về cách học chân chính, giúp chúng ta có những suy nghĩ, nhìn nhận đúng đắn về lối học và lợi ích của việc học đi đôi với hành.

Vậy học là gì? Học là quá trình, là hoạt động thu nhận từ những người xung quanh, từ sách vở,… để làm giàu thêm vốn hiểu biết, tri thức của mỗi người.

Trong Luận pháp học, từ đầu Nguyễn Thiếp đã bàn về quan niệm, mục đích của việc học là để hiểu rõ đạo bởi: " Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo". Điều đó có nghĩa, học trước hết là học đạo làm người, học không phải nhằm mưu cầu danh lợi cho cá nhân để vinh thân, phì gia mà học để " lập đức", " lập công", mang tài trí của mình để phò vua, giúp nước. Đó là nền tảng của " chính học", là cơ sở của một quốc gia nước mạnh, dân giàu, thái bình thịnh trị. Cách nhìn của ông thực sự có tầm chiến lược dài lâu vì nó đụng đến sự an nguy của xã tắc.

Tiếp đến, Nguyễn Thiếp bàn về cách học đúng. Ông đề xuất việc mở mang thêm nhiều trường lớp, bằng nhiều hình thức, ở khắp nơi từ " phủ, huyện, trường tư", tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người đi học. Việc làm này sẽ đem đến hai cái lợi, đó là nâng cao được dân trí và lựa chọn được nhân tài.

Nguyên tắc đầu tiên trong phép học là học từ thấp lên cao theo hệ thống: "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử". Trong quan điểm này, ông chú ý đến cấp đầu tiên khi người học cắp sách đến trường. Điều này cho thấy, Nguyễn Thiếp với tầm nhìn xa rộng đã thấy trước ý nghĩa lớn lao, gốc rễ từ mảnh đất gieo hạt đầu tiên để từ đó cây đức, cây tài sẽ tươi tốt về sau. Cách học này giúp người đọc thu nhận kiến thức một cách chắc chắn vững vàng, xây dựng được một quá trình bồi dưỡng và rèn luyện dài lâu trong việc học.

Nguyên tắc thứ hai là học rộng nhưng hiểu sâu và phải biết tóm lược cho gọn. Có nghĩa người học muốn nắm chắc được tri thức thì phải biết tóm lược, tinh lọc được nó, chọn lấy cái chính và biến nó thành nhận thức, thành trí tuệ của riêng mình. Cách học này giúp những gười học mở rộng được vốn kiến thức cơ bản, hiểu rộng, biết nhiều đồng thời biết đi sâu tìm hiểu những trọng tâm kiến thức cốt yếu nhất.

Quan trọng hơn là học phải đi đôi với hành. Học để làm: đây mới là đích đến cuối cùng của việc học. Ý nghĩa chân chính của việc học chỉ thực sự phát huy hết tác dụng, không trở nên thứ xa lạ chết cứng với cuộc đời khi việc học được sử dụng để phục vụ đời sống con người và xã hội. Học phải đi đôi với hành để lý thuyết được soi chiếu đối ứng trong thực tiễn, làm cho kiến thức nhận được trở nên sâu sắc hơn. Học nhiều mà chỉ thuộc lí thuyết, bị động vào sách vở thì chỉ là " con mọt sách", chẳng khác nào cái máy thu thanh, chỉ lặp lại những gì người khác nói. Học như thế, không có lợi gì cho bản thân, cho xã hội mà còn hạ phẩm cách của con người ngang với máy móc. Gioóc – giơ Đu – ha – men từng nói: " Đừng sợ máy móc từ bên ngoài, hãy sợ máy móc của cõi lòng". Nhà thơ Nguyễn Khuyến trong bài thơ " Ngày xuân dạy con" cũng từng viết: "Bể học tràn lan là đáng ngại". Như vậy, mục đích học chân chính, cách học đúng đắn sẽ là cơ sở vững chắc cho đạo học, bồi dưỡng được nhân tài cho đất nước, làm cho đất nước phát triển vững mạnh. Đạo học thành sẽ có khả năng cải tạo con người, cải tạo xã hội, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.

Ngày nay, dù xã hội phát triển hiện đại nhưng quan điểm về việc học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vẫn luôn đúng. Hiểu lời khuyên của ông, chúng ta rút ra được phương pháp học đúng ở hiện tại có nghĩa: học toàn diện những tri thức trong nhà trường để tích lũy nguồn kiến thức cho mình. Chú trọng tích lũy những kiến thức về các môn học có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống như: công nghệ thông tin, ngoại ngữ, vật lý, hóa học,… Thêm vào đó chúng ta cần học với một niềm đam mê, với khát vọng vượt qua thử thách, biết chọn lựa những cái hay, cái tốt đẹp để học. Và điều quan trọng là ta cần có tinh thần tự giác, khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu để mang những nghiên cứu, ứng dụng đó vào thực tế sao cho hữu ích.

Song trên thực tế vẫn còn nhiều người có lối học lệch lạc. Đó chính là việc học một cách đối phó, học chạy theo thành tích chứ không phải học để tích lũy kiến thực thật cho bản thân. Để không cảm thấy hoang mang, sợ hãi, chán nản trước việc học, chúng ta nên học vừa sức và đặt ra mục tiêu vừa tầm với mình thì việc học sẽ đạt kết quả tốt.

Để phát huy phương pháp học đúng đắn từ đó tạo cho mình một tương lai tươi sáng, chúng ta cần xác định rõ mục đích của việc học, biết phân chia thời gian học một cách hiệu quả, trau dồi, tích lũy trang bị cho mình vốn kiến thức ngoài cuộc sống để góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội, xây dựng đất nước giàu đẹp, phồn vinh.

Bình luận (0)
Phan Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Green sea lit named Wang...
17 tháng 9 2021 lúc 16:54

Đức tính giản dị là một đức tính tốt được mọi người noi theo và học tập. Vậy, giản dị là gì?. Sống giản dị là sống không phô trương cầu kì,  phung phí, sống đơn giản, phù hợp với tài sản của mình. Chúng ta sống giản dị để được mọi người yêu mến, quý trọng. Đức tính đó sẽ cho ta sự bình yên, thanh thản trong cuộc sống và cả trong tâm hồn, rèn luyện thêm những tính cách khác tốt hơn. Nhân vật tiêu biểu mà ta có thể học tập tính cách đó không ai khác đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác sống giản dị từ bữa cơm, cách ăn mặc đến lời ăn tiếng nói với mọi người. Bác được mọi người yêu quý cũng nhờ một phần do đức tính tốt. Hiện nay có rất nhiều người đi theo lối sống giản dị để cho tâm hồn được thanh thản, bình yên. Bên cạnh đó còn rất nhiều bạn trẻ đi theo lối sống giàu sang, đua đòi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Loan Mều
Xem chi tiết
Nhók Bướq Bỉnh
15 tháng 3 2017 lúc 18:54

Trước hết là đi bộ thú hơn đi ngựa vì đi bộ rất thoải mái và chỏ động: có thể đi hay dừng lại. Người đi bộ ngao du có thể quay phải, quay trái, quan sát khắp nơi, tùy thích tìm đến một phong cảnh, cảnh vật nào đó.

Người đi bộ có thể dừng lại ngắm nhìn, cảm nhận những cảnh lạ. Một dòng sông, một khu rừng rậm, một hang động hay một mô đá lớn.

Điều đặc biệt là ‘đi bộ ngao du’ chẳng phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển như: ngựa, phu trạm, xe kéo v. v... lại có thể đi con đường nào mà ta tra thích, đi nhanh đi chậm là tùy ý thích của mình.

Chẳng hề vội vã, Ê-min to khỏe, không mệt mỏi, em tìm được nhiều thứ để giải trí, làm việc hay vận động chân tay.

Tác giả còn nêu ra ‘đi bộ ngao du’ rất có ích.

Ta đã thấy nhiều nhà hiền triết khoa học thời cổ đại nhưTa-lét, Pla-tông và Pi-ta-go đã tìm tòi quan sát nhiều điều bổ ích cho công trình nghiên cứu của mình.

Họ đã đi bộ ngao du để xem xét những tài nguyên, để nắm bắt được các đặc sản nông nghiệp và cách thức trồng trọt.

Họ tìm thấy sự hứng thú trong lúc quan sát gần gũi thiên nhiên: xem một khoảnh đất mình đã đi qua, ghè một hòn đá, làm bộ sưu tập hoa lá. Ru-xô đã hóm hỉnh so sánh để làm bật lên lí lẽ của mình, ông nói: phòng sưu tập của ‘những triết gia phòng khách’’thì có đủ các thứ linh tinh chỉ để gọi tên nhưng chẳng có khái niệm gì về tự nhiên cả.Trái lại, phòng sưu tập của Ê-min thì như ‘cả trái đất‘ ‘phong phú hơn nhiều các phòng sưu tập của vua chúa‘

Cuối cùng Ru-xô cho rằng ‘đi bộ ngao du’ vô cùng thú vị: sức khỏe được tăng cường,tinh thần trở nên vui vẻ.Ông nói để châm biếm: ‘kẻ xa hoa sống trong tiện nghi sang trọng ‘ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm, thì tâm hổn bệnh hoạn mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ.

Trái lại, Ê-min vì đi bộ nhiều nên lạc quan, yêu đời: ‘luôn luôn vui vẻ, khoan khoái, và hài lòng với tất cả’.Ê-min ăn ngon miệng hơn dù chỉ là ‘bữa cơm đạm bạc’ngủ ngon giấc hơn, dù ngủ ‘ở cái giường tồi tàn’

Như vậy, thú vị của đi bộ ngao du là làm cho con người trở nên giản dị hơn, biết sống, yêu sống và yêu đời hơn.

Cảm nghĩ của em về bài ‘đi bộ ngao du’ là lời nói có vẻ giản dị nhưng lại rất thâm trầm.

Qua ngôn từ ‘tôi, ta, Ê-min’ Ru-xô đã làm cho giọng văn thay đổi, lúc thì như đối thoại tranh luận, lúc thì như tâm sự. Nhưng dù cách nói như thế nào thì bài viết vẫn thể hiện một sự thật hiển nhiên, có chân lí đầy tính thuyết phục.

Có lúc tác giả đưa ra những ví dụ so sánh một cách hóm hỉnh để khẳng định lí lẽ và quan điểm của mình.

Cách lập luận của Ru-xô rất mạch lạc, khúc triết sáng tỏ và sâu sắc khi khẳng định chân lí ‘đi bộ ngao du’ rất tự do, thoải mái, rất bổ ích và rất thú vị nữa.

Điều làm cho em suy nghĩ là ‘đi bộ’ có thể mở mang kiến thức, tăng thể lực, làm cho cuộc sống yêu đời, đầy thú vị.

Em nhận thấy việc sống gần gũi thiên nhiên là một trong những cách học tập tích cực và có giá trị thực tiễn.

Bình luận (0)
Đinh Thị Minh Ánh
Xem chi tiết
thao luu
Xem chi tiết
Phùng Tú Văn
16 tháng 5 2022 lúc 17:33

kiểm tra học kì II xong thấy khoẻ hẳn ra :))

Bình luận (1)
Bphuongg
16 tháng 5 2022 lúc 17:39

rất khỏe

Bình luận (0)
nguyễn phương linh
16 tháng 5 2022 lúc 20:01

vui lắm đỡ khỏi học đau đầu nữa. hì

Bình luận (0)
Dương Vân
Xem chi tiết
Nhân Pro Cuber
Xem chi tiết
Bbi Lênhh
Xem chi tiết
Minh Hồng
2 tháng 4 2022 lúc 14:04

Refer 

+ Nêu ra bài học: Không nên mải cười cợt người khác, bởi biết đâu bản thân mình rồi cũng có lúc lộ ra những nét đáng chê cười.

+ Ý nghĩa điệu cười mà câu tục ngữ nhắc đến: mỉa mai, dè bỉu, chê bai. – Lí lẽ

+ Lí do để cười: muôn hình vạn trạng

Bình luận (0)